Sai lầm trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư

21:46 - 14/04/2020

Sai lầm trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư

80% bệnh nhân ung thư bị sụt cân do chăm sóc dinh dưỡng không đúng cách. 30% BN tử vong vì suy kiệt trước khi tử vong do khối u ung thư. Sụt 5% cân nặng sẽ rút ngắn 1/3 thời gian sống.

Những con số đáng báo động trên phần nào cho thấy sai lầm trong chế độ dinh dưỡng dẫn tới những tác động xấu lên kết quả điều trị và sức khỏe người bệnh. Đồng thời nó cũng cho thấy dinh dưỡng hợp lý là yếu tố hết sức quan trọng góp phần vào thành công của điều trị. 

Tại sao bệnh nhân ung thư cần được chăm sóc dinh dưỡng đúng cách?

Ung thư là một bệnh mãn tính, trực tiếp ảnh hưởng đến cơ quan khởi phát bệnh và có thể di căn đến các vị trí khác, gây ra một loạt các biến chứng, trong đó có tác động tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng. Khối u làm thay đổi chuyển hoá bình thường của cơ thể, làm cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều hơn, các tế bào, mô của cơ thể bị phá huỷ, bao gồm cả các khối cơ. Tình trạng dinh dưỡng kém cũng ảnh hưởng ngược lại đến đáp ứng điều trị, cách thức điều trị và chất lượng cuộc sống trên người bệnh. Nhiều bệnh nhân không thể theo hết được các liệu pháp điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị và làm giảm thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, nó cũng làm tăng tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tử vong của bệnh nhân ung thư. 

Cùng với đó các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch,… có thể khiến người bệnh ăn ít hơn và giảm cân. Mục tiêu dinh dưỡng trong thời gian này là duy trì cân nặng lý tưởng và áp dụng một chế độ ăn cân đối, lành mạnh để cung cấp năng lượng, sửa chữa, phục hồi và điều trị bệnh.

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng. Điều này dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng và suy kiệt trầm trọng hơn. 

Nhiều bệnh nhân thiếu hiểu biết, do lo sợ bệnh ung thư phát triển hoặc tái phát còn ăn kiêng quá mức dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Trong cơ thể của bệnh nhân ung thư đương nhiên là cùng tồn tại song hành cả tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh, chúng đều tồn tại và phát triển bằng các nguồn thực phẩm mà chúng ta nạp vào cơ thể. Hiểu một cách đơn giản bất kì loại dưỡng chất, nguồn năng lượng nào nuôi sống chúng ta thì cũng nuôi sống tế bào ung thư. Việc kiêng khem các loại thực phẩm giàu đạm, protein mà nghĩ rằng nó có thể giết chết tế bào ung thư và khỏi bệnh là hoàn toàn sai lầm.

Việc thực hiện và duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị đều nhằm đến mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân. Dinh dưỡng lúc này có tác dụng nâng đỡ để người bệnh có đủ sức theo được hết các liệu pháp điều trị nặng nề và nâng cao khả năng phục hồi. Trên hết, chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bệnh nhân sống khỏe hơn.

Hướng dẫn chung về chăm sóc dinh dưỡng đối với người bệnh ung thư

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân điều trị ung thư

  • Sử dụng chất dinh dưỡng thiết yếu: gồm protein, carbohydrate, lipid, vitamin, khoáng chất và nước.
  • Tập luyện tích cực khi có thể: như đi bộ hằng ngày; bởi vì hạn chế vận động (ngồi hoặc ngủ quá nhiều) có thể gây giảm khối lượng cơ và tăng lượng mỡ cơ thể, ngay cả khi không có ý định giảm cân.
  • Một mô hình ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều rau và trái cây, một lượng vừa phải ngũ cốc và các nguồn protein thực vật như các loại hạt, đậu nành, cùng các loại thịt như cá, thịt gia cầm, thịt nạc hoặc sản phẩm từ sữa ít béo.
  • Duy trì cân nặng lý tưởng: Đối với nhiều người bệnh, nên tránh giảm cân bằng cách dung nạp đủ lượng calo mỗi ngày. Đối với những người bệnh thừa cân – béo phì, cần giảm cân.

Một số loại dưỡng chất cần đảm bảo trong bữa ăn hàng ngày đối với bệnh nhân ung thư

  • Đạm: Thịt cung cấp cho cơ thể các loại acid amin thiết yếu. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại acid amin cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật. Các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm sẽ có lợi hơn cho sức khoẻ. Cơ thể cũng cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm...từ các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò... Các loại tôm, cua, cá, nhuyễn thể và hải sản cũng là nguồn cung cấp các acid amin và vi chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể.
  • Tinh bột: Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn...). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh ung thư.
  • Chất béo: Là chất cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Do đó trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng lipid nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng.
  • Rau quả: Chọn các loại quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản trong điều kiện lạnh, hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình chế biến cũng như sơ chế, bảo quản. Rau quả rất có lợi cho sức khoẻ do cung cấp các loại vitamin.

Bí quyết duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Trong quá trình điều trị, bạn có thể trải qua những ngày tốt và những ngày tồi tệ. Có những ngày bạn ăn khi nói đến thực phẩm. Sau đây là một số gợi ý để bạn duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình điều trị bệnh ung thư:

  • Ăn nhiều protein và calo khi bạn có thể. Điều này giúp bạn giữ sức. và giúp xây dựng lại các mô bị tổn hại do điều trị ung thư.
  • Ăn khi bạn có cảm giác thèm ăn nhất. Đối với nhiều người, thời điểm đó có thể là vào buổi sáng. Bạn có thể muốn ăn một bữa ăn lớn hơn vào bữa sáng và ăn các bữa ăn lỏng vào các buổi ăn khác.
  • Không cần lo lắng nếu bạn không thể ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Ăn những thực phẩm tốt cho đến khi bạn có thể ăn nhiều hơn, ngay cả khi đó là cùng một thứ lặp đi lặp lại. Bạn cũng có thể uống sữa dinh dưỡng để thay thế cho bữa ăn nhằm bổ sung dưỡng chất.
  • Đừng lo lắng nếu có những ngày bạn không thể ăn được gì cả. Dành thời gian này để tìm cách khác để cảm thấy tốt hơn và bắt đầu ăn khi bạn có thể. Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn không thể ăn trong hơn 2 ngày
  • Uống nhiều chất lỏng. Điều quan trọng hơn là uống nhiều vào những ngày bạn không thể ăn. Uống nhiều giúp cơ thể bạn có được chất lỏng cần thiết. Hầu hết người lớn nên uống 8 đến 12 cốc chất lỏng mỗi ngày. Bạn có thể thấy điều này dễ thực hiện hơn nếu bạn chuẩn bị sẵn sàng một chai nước gần bạn. Ngoài ra, hãy thử một số chất lỏng trong suốt khác.

Những gợi ý để tăng cường protein trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh ung thư.

Protein rất cần thiết trong việc xây dựng các cấu trúc trong cơ thể, cần có protein đề xây dựng nên các tế bào mới liên tục thay thế cho các tế bào cũ chết đi theo chu kỳ bình thường của tế bào. Bên cạnh đó, protein còn tham gia vào các chức năng miễn dịch, các loại hormone. Do đó, khi thiếu đi protein thì cơ thể trở nên rất mệt mỏi và không thể vận hành một cách bình thường được nữa. Chế độ dinh dưỡng thiếu protein còn có thể dẫn đến bệnh nhân tử vong vì suy kiệt, vì thiếu sức đề kháng, vì thiếu năng lượng trước khi tử vong vì ung thư. 

Những gợi ý sau đây về cách ăn nhiều protein có thể giúp bạn tăng cân trước khi phẫu thuật và giúp bạn chữa lành vết thương sau đó. Những gợi ý này cũng có thể giúp bạn nếu bạn bị mất cảm giác ngon miệng, đau họng, khó nuốt hoặc giảm cân.

  • Ăn thực phẩm giàu protein, chẳng hạn như thịt gà, cá, thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, trứng, sữa, phô mai, đậu và đậu phụ.      
  • Bổ sung thêm các sản phẩm giàu dinh dưỡng như sữa dinh dưỡng (sữa Glucerna, AlphaLipid), thanh năng lượng…

Sản phẩm dược sỹ gợi ý

Vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh bị nhiễm trùng

Một số phương pháp điều trị ung thư có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng. Khi điều này xảy ra, bạn cần đặc biệt cẩn thận trong cách bạn xử lý và chuẩn bị thức ăn. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh từ thực phẩm và các bệnh nhiễm trùng khác. 

NÊN:

  • Trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây.
  • Rửa thớt, bát đĩa và dụng cụ bằng xà phòng và nước nóng trước khi chuẩn bị từng món ăn và trước khi chuyển sang món ăn tiếp theo.        
  • Rửa sạch tất cả các loại trái cây và rau quả trước khi ăn, ngay cả khi bạn sẽ gọt vỏ.
  • Tách thực phẩm sống ra khỏi thực phẩm khác.
  • Tách thực phẩm sống (như thịt sống, thịt gia cầm và cá) khỏi các thực phẩm khác trong giỏ hàng tạp hóa, túi tạp hóa và trong tủ lạnh của bạn.
  • Sử dụng 1 thớt cho sản phẩm tươi sống và một cái riêng cho thịt sống, thịt gia cầm và cá.
  • Rửa tay và bề mặt thường xuyên
  • Giữ một khu vực nhà bếp của bạn sạch sẽ để chuẩn bị và ăn thực phẩm.

KHÔNG NÊN:

  • Ăn cá sống hoặc động vật có vỏ, chẳng hạn như sushi và hàu chưa nấu chín.
  • Ăn hạt sống.
  • Sử dụng thực phẩm, đồ gia vị hoặc đồ uống quá hạn
  • Mua thực phẩm từ thùng lớn.
  • Ăn tại các bữa tiệc tự chọn, quầy salad, hoặc nhà hàng tự phục vụ.
  • Ăn thực phẩm có dấu hiệu nấm mốc
  • Ăn bất kỳ loại thực phẩm dễ hỏng nào đã đểi ở nhiệt độ phòng lâu hơn 2 giờ.
  • Ăn thức ăn thừa đã để trong tủ lạnh lâu hơn 3 ngày.

Tham khảo:

http://benhvienk.vn/cung-lang-nghe-tu-van-che-do-dinh-duong-cho-nguoi-benh-ung-thu-nd85598.html

http://benhvien108.vn/che%CC%81-do%CC%A3-dinh-duo%CC%83ng-cho-be%CC%A3nh-nhan-ung-thu.htm

https://www.cancer.gov/publications/patient-education/eating-hints