Táo bón trong điều trị ung thư

12:38 - 01/04/2020

Táo bón trong điều trị ung thư

Táo bón là một triệu chứng thường gặp nhưng có thể kiểm soát được ở bệnh nhân ung thư. Các khuyến nghị sau đây có thể có ích cho bạn để xử trí tình trạng táo bón.

Táo bón là tình trạng có cảm giác muốn đại tiện nhưng không đại tiện được. Tình trạng này xuất hiện khi cơ thể tăng hấp thụ nước hoặc khi thức ăn di chuyển qua ruột chậm hơn bình thường. Táo bón là một triệu chứng thường gặp nhưng có thể kiểm soát được ở bệnh nhân ung thư.

Triệu chứng của táo bón

Bên cạnh cảm giác không thể đại tiện hết, người bị táo bón còn có thể cảm thấy những triệu chứng sau:

  • Đau bụng, cảm giác co thắt bụng;
  • Chướng bụng;
  • Mất cảm giác ngon miệng;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Không đi tiểu được;
  • Lú lẫn.

Hãy nói với nhóm chăm sóc y tế bất cứ triệu chứng táo bón nào bạn gặp, bao gồm cả những triệu chứng mới xuất hiện hoặc thay đổi của những triệu chứng cũ. Việc giảm bớt các tác dụng phụ là một phần quan trọng trong điều trị ung thư. Việc này còn được gọi là xử trí các triệu chứng, chăm sóc giảm nhẹ hay chăm sóc xoa dịu. Thường thì bạn có thể kiểm soát những triệu chứng này chỉ với một số bước đơn giản. Tuy nhiên, những triệu chứng này đôi khi lại là dấu hiệu của một vấn đề hoặc bệnh lý nghiêm trọng hơn mà cần đến một số xét nghiệm để kiểm tra.

Nguyên nhân táo bón

Một số nguyên nhân gây táo bón bao gồm:

  • Ăn uống không đầy đủ hoặc ăn không đủ chất xơ.
  • Không uống đủ nước lọc hoặc các loại nước khác.
  • Không tập thể dục.

Đối với bệnh nhân ung thư, các yếu tố sau có thể gây nên táo bón:

  • Thuốc men, bao gồm các loại sau:
    • Thuốc giảm đau có thể làm giảm vận động cơ ruột (giảm nhu động ruột) khiến thức ăn lâu qua đường tiêu hóa;
    • Một số loại thuốc điều trị buồn nôn và nôn, co giật, trầm cảm, tiêu chảy, hoặc tăng huyết áp;
    • Thuốc bổ sung sắt;
    • Hóa trị.
  • Mô sẹo do phẫu thuật hoặc khối u ở đường ruột, có thể gây hẹp hoặc tắc nghẽn một phần lòng ruột.
  • Một khối u hoặc mô sẹo gây tắc nghẽn đường ruột hoàn toàn, được gọi là chứng tắc ruột.
  • Nằm nhiều, ít vận động thân thể.
  • Khối u chèn ép tủy sống.
  • Nồng độ calcium trong máu cao.
  • Nồng độ Kali thấp.
  • Các vấn đề về tuyến giáp.
  • Đái tháo đường/Tiểu đường.

Chẩn đoán táo bón

Nếu bạn bị táo bón, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành khám trực tràng hoặc chụp X-quang hoặc các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác. Việc này để chắc chắn bạn không có khối u gây tắc nghẽn trực tràng hoặc đường tiêu hóa. Các xét nghiệm này cũng giúp tìm xem có phân cứng đóng ở trực tràng hay không.

Bác sĩ cũng có thể hỏi bạn các vấn đề sau:

  • Thói quen đại tiện trước khi bị ung thư và hiện giờ;
  • Việc sử dụng các thuốc có thể gây táo bón;
  • Những thức ăn mà bạn đã ăn uống gần đây;
  • Bệnh lý hoặc các rối loạn khác trong cơ thể.

Cách khắc phục tình trạng táo bón cho bệnh nhân ung thư

Việc điều trị táo bón hợp lý rất quan trọng. Nếu không điều trị, táo bón có thể gây nên tổn thương bên trong ruột hoặc trực tràng, gây mất nước, hoặc tắc nghẽn ruột. Nó cũng có thể làm chậm quá trình hấp thu thuốc qua đường uống. Nếu có mô sẹo hoặc khối u gây nên vấn đề này, bạn cần thực hiện thêm một số xét nghiệm khác.

Uống nhiều nước

Hãy nói chuyện với nhóm chăm sóc y tế về cách tốt nhất để xử trí tình trạng táo bón. Một số cách được khuyến nghị sau đây có thể có ích cho bạn:

  • Uống nhiều nước hơn.
  • Với sự tư vấn của đội ngũ y tế, hãy hỏi xem bạn có thể thay đổi liều thuốc hoặc ngưng các thuốc gây táo bón hay không.
  • Ăn nhiều chất xơ hơn hoặc dùng viên bổ sung chất xơ. 

       Tuy nhiên, nếu bạn có mô sẹo hoặc khối u làm hẹp lòng ruột, bác sĩ có thể khuyến cáo một chế độ ăn ít chất xơ, do chất xơ có thể đóng lại sau vùng ruột bị chít hẹp. Một chế độ ăn ít chất xơ.

  • Tăng vận động thân thể (tập thể dục), nếu được.
  • Hãy hỏi nhóm chăm sóc y tế về việc điều trị, ví dụ dùng thuốc nhuận tràng, thụt rửa hậu môn, hoặc thuốc nhét trực tràng. Một số cách trên có thể gây hại cho một số bệnh nhân.

Liên hệ thạc sỹ Chính An: Zalo/ Tel: 033 597 3866 để được tư vấn sản phẩm chống táo bón hiệu quả

Tài liệu tham khảo

http://www.cancer.net/navigating-cancer-care/side-effects/constipation