HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO BỆNH NHÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
Chăm sóc răng miệng trong quá trình điều trị ung thư hỗ trợ đắc lực trong việc phòng ngừa tác dụng phụ của các loại thuốc và chất phóng xạ trong quá trình điều trị. Việc chăm sóc răng miệng đúng cách có thể bảo vệ răng miệng khỏi các bệnh như nhiễm trùng chân răng, loét miệng, khô miệng.
1. Tại sao cần chăm sóc răng miệng trong điều trị ung thư Điều trị ung thư là một quá trình lâu dài, việc các loại tia chiếu cùng nhiều loại thuốc khác nhau được đưa vào cơ thể trong thời gian dài trong thời gian xạ trị và hóa trị có thể gây nhiều tác dụng phụ trong đó có tác dụng phụ đến răng miệng.
Nếu không có các biện pháp chủ động bảo vệ răng miệng thì kết hợp với quá trình điều trị ung thư, một số tác dụng phụ có thể liệt kê đến bao gồm khô miệng, nước bọt đặc quánh, đau miệng, loét miệng, khó nuốt, khó nhai, khó mở miệng, nhiễm trùng, viêm hoặc đau niêm mạc miệng và lưỡi.
Do đó, chăm sóc răng miệng đóng vai trò quan trọng trong ngăn ngừa các ảnh hưởng của ung thư. Nếu chăm sóc hiệu quả có thể phòng ngừa các tác dụng phụ của thuốc, của xạ trị. Nếu không chăm sóc tốt, nhiều tác dụng phụ biến mất một thời gian ngắn sau khi điều trị kết thúc nhưng một số có thể tồn tại rất lâu, thậm chí vĩnh viễn.
Tại sao cần chăm sóc răng miệng trong điều trị ung thư?
2. Chăm sóc răng miệng đúng cách trong điều trị ung thư 2.1 Tự khám khoang miệng Người bệnh được đề nghị khám khoang miệng ít nhất một lần trong ngày và báo cho bác sĩ điều trị nếu có bất kỳ sự thay đổi trong khoang miệng. Chỉ cần một chiếc gương và đèn chiếu người bệnh có thể tự khám bằng cách đứng trước gương, sử dụng đèn chiếu vào khoang miệng sau đó tìm các dấu hiệu bất thường (các điểm loét, vết loét có mủ, điểm đau và vùng xung huyết đỏ hoặc có giả mạc).
2.2 Luôn giữ khoang miệng sạch và ẩm Làm sạch răng ngay cả khi miệng bị đau bằng các biện pháp giảm nhẹ như súc miệng với nước muối với nồng độ loãng hơn, sử dụng bàn chải mềm hoặc miếng gạc mềm để làm sạch răng nếu quá đau.
2.3 Làm sạch vùng lợi răng, lưỡi và vòm miệng Tùy vào tình trạng sức khỏe và tình trạng răng miệng của người bệnh mà có cách áp dụng phù hợp. Đối với bệnh nhân có mức tiểu cầu thấp thì không sử dụng chỉ nha khoa vì dễ gây đau và chảy máu. Số lần súc miệng bằng nước muối sinh lý phụ thuộc vào các tổn thương răng miệng, bình thường súc miệng 2 giờ/lần trong vòng 1 - 2 phút, nếu có đau rát súc miệng 1 giờ/lần và súc lại bằng nước sạch. Người bệnh cũng nên giữ ẩm môi bằng son dưỡng ẩm. Giữ ẩm miệng bằng cách uống nước thường xuyên trong ngày.
2.4 Tránh thức ăn, đồ uống gây kích ứng niêm mạc và không hút thuốc Để bảo vệ răng miệng, người bệnh tuyệt đối không ăn các thức ăn, đồ uống cay, chua, nóng, cứng, chứa nhiều acid và không sử dụng các đồ uống có cồn như rượu, bia.
Khi bị nôn, súc miệng ngay với một cốc nước ấm hoặc súc miệng với nước muối.
2.5 Điều trị giảm đau, chảy máu và nhiễm trùng khoang miệng Liên hệ với bác sĩ nếu khoang miệng bị nhiễm trùng, chảy máu và đau quá mức. Ngoài chỉ định thuốc được đưa ra bởi bác sĩ, người bệnh có thể sử dụng thêm các cách như dùng bông gạc nhúng trong nước lạnh hoặc trà lạnh đè lên các điểm chảy máu (chất tanin trong trà có thể giúp cầm máu), súc miệng bằng nước lạnh cũng giúp giảm chảy máu.
2.6 Chế độ ăn giàu dinh dưỡng Một chế độ ăn giàu đạm như thịt, trứng, sữa,...có thể hoàn lại dinh dưỡng nhanh chóng cho bệnh nhân ung thư
Người điều trị ung thư bằng hóa trị và xạ trị rất dễ bị suy kiệt. Một chế độ ăn giàu đạm như thịt, trứng, sữa,...có thể hoàn lại dinh dưỡng nhanh chóng. Ngoài ra, cần bổ sung thêm vitamin và khoáng chất và uống đủ lượng nước trong ngày (khoảng 2- 2,5 lít nước/ ngày) chia làm nhiều lần, mỗi lần uống từng ngụm nhỏ.