Bảo Hiểm Y Tế Và Bệnh Nhân Ung Thư Chuyển Tuyến
10:47 - 21/05/2019
BẢO HIỂM Y TẾ VÀ BỆNH NHÂN UNG THƯ CHUYỂN TUYẾN
Câu hỏi mà hầu hết bệnh nhân đi khám chữa bệnh nào cũng hỏi đó là: Khám bệnh BHYT trái tuyến được không?
- Câu trả lời là KHÔNG nhe,
- Khi khám bệnh ngoại trú trái truyến thì không được hưởng BHYT. Nhưng khi nằm điều trị thì được
BẢO HIỂM Y TẾ VÀ BỆNH NHÂN UNG THƯ CHUYỂN TUYẾN
Câu hỏi mà hầu hết bệnh nhân đi khám chữa bệnh nào cũng hỏi đó là: Khám bệnh BHYT trái tuyến được không?
- Câu trả lời là KHÔNG nhe,
- Khi khám bệnh ngoại trú trái truyến thì không được hưởng BHYT. Nhưng khi nằm điều trị thì được hưởng 40% của mức thẻ.
Ví dụ: Thẻ có mức hưởng 80% khi đúng tuyến, thì khi nằm viện điều trị trái truyến được 32%.
=> Vậy làm sao để hưởng quyền lợi đúng mức thẻ khi bạn muốn khám bệnh ở nơi mà bạn không đăng kí khám chữa bệnh ban đầu?
Có 4 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Bạn có giấy chuyển tuyến và được hưởng đúng mức của thẻ.
Trường hợp 2: Khám chữa bệnh CẤP CỨU.
- Vậy Bệnh gì là cấp cứu?
Ví dụ:
1.bạn bị sốt cao, đau họng nhưng lại đi khám ở phòng khám thông thường rất có thể được chuẩn đoán Viêm amidal và bị cho là trái tuyến, nhưng cũng trạng thái sốt cao đau họng bạn chạy thẳng vào khoa cấp cứu ( có nơi là khoa cấp cứu lưu) thì được chuẩn đoán là Sốt cao nghi do nhiễm siêu vi => thì lúc đó lại được cấp cứu hưởng BHYT theo thẻ ( và 2 chuẩn đoán trên đều không sai, nhưng nếu có chữ sốt cao
- Có khi bạn bị ngã do chấn thương đập đầu xuống đường thấy đau đầu, bạn nằm cáng đưa vào khoa cấp cứu được chuẩn đoán là chấn thương sọ não. Nhưng nếu bạn chịu đau giỏi bạn tự đi vào khám bệnh thì có khi lại được đưa vào khu thông thường và thành trái tuyến.
- Hay đang đêm đau bụng chạy vào lúc đó chỉ có khoa cấp cứu làm việc rất có khả năng bạn được chuẩn đoán là bệnh cấp tính như viêm dạ dày cấp, theo dõi tắc ruột…và được tiếp nhận BHYT đúng mức hưởng. Nhưng nếu cố chịu sáng hôm sau đến khám thì có khi được cho đăng kí vào phòng khám bệnh thường lại thành ra bệnh trái tuyến. Cho nên bệnh nhân cũng nên tìm hiểu đôi chút về thẻ bảo hiểm y tế bắt buộc để tránh mất quyền lợi của mình.
- Rất nhiều trường hợp khác cũng như vậy: động kinh, chấn thương, chảy máu, khó thở, đau bụng cấp, ho ra máu… đều có thể thành CẤP CỨU hoặc có thế thành trái tuyến tùy theo bạn chạy vào khoa nào trong bệnh viện!
Tất nhiên các nhân viên y tế sẽ dựa vào chuyên môn mà phân loại bệnh của bạn. Bệnh không đáng cấp cứu họ vẫn chỉ bạn qua khu khám thông thường, và ngược lại bệnh đáng được cấp cứu họ sẽ chỉ sang khu cấp cứu.
- Tuy vậy, Khám chữa bệnh dạng cấp cứu cũng có những hạn chế riêng đó là giới hạn về kĩ thuật, dễ hiểu là bạn cấp cứu bệnh gì chữa bệnh đó, hết cấp cứu phải cho ra viện. Nghĩa là : bạn bị gãy chân mổ xong cho ra viện chứ không nhân tiện qua mổ mắt bị đục thủy tinh thế luôn được.
Trường hợp 3: Khám thường trúng tuyến khi thẻ không đăng kí khám ban đầu ở đó. Đó là khi bạn có hộ khẩu hoặc tạm trú ở nơi đó, hoặc nếu là đi công tác thì có giấy cử đi công tác ở địa bàn đó.
Ví dụ: Bạn có thẻ BHYT đăng kí khám ở bệnh viện huyện tỉnh lẻ, mà lại sống ở Sài Gòn, mà bạn có hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy xác nhận tạm trú ở quận nào đó trong SG thì đều được khám bệnh ở các bệnh viện quận huyện hoặc tương đương BV quận huyện trên địa bàn SG.
Nếu có sổ hộ khẩu hay sổ tạm trú thì đơn giản mang theo sổ đi là khám bao nhiêu lần cũng được. Nếu chỉ có tờ giấy xác nhận tạm trú của công an phường thì chỉ được tạm trú khám 1 lần,lần sau đi khám phải xin lại tờ khác.
*) Mách nhỏ mà to với bạn đó là: Nếu bạn muốn chuyển tuyến lên BV trên tuyến quận huyện mà theo ý bạn muốn thì có được không?
- Có thể được có thể không bạn nhé! Tùy theo bệnh của bạn là gì và BV tuyến quận huyện đó có khả năng điều trị bệnh đó không, và tùy vào quy định chuyển tuyến của BV đó.
Ví dụ: Khám ở BV A có thể mổ cái U của bạn thì họ không chuyển tuyến vì họ làm được, nhưng nếu bạn khám ở BV B bạn lại được chuyển tuyến vì họ chưa điều trị được bệnh đó. Nên bạn chọn BV quận huyện nào cũng có sự khác nhau
- Điều nữa là: Khi bạn bị bệnh ung thư muốn chuyển về BV A để chữa bệnh mà lại khám tại BV quận huyện khác cùng địa bàn với BV A thì dễ. Nhưng bạn lại khám ở BV quận huyện khác địa bàn thì sẽ được chuyển qua một BV B khác ( BV B này chữa được bệnh ung thư của bạn và lại đúng tuyến của BV quận huyện đó) đây là nguyên tắc chuyển bệnh nhân đến nơi chưa được bệnh và gần nhất. Nếu bạn đòi chuyển theo ý mình sẽ được họ ghi là chuyển theo nguyện vọng lúc đó lại thành trái tuyến.
=> Tóm lại, nếu bạn muốn chuyển đến tuyến trên thì hãy khám ở BV quận huyện nào đó nằm cùng địa bàn với BV tuyến trên đó, và BV quận huyện đó không chữa được bệnh của bạn. Nếu họ vẫn chữa được thì nên qua quận kế cận khám để xin chuyển.
Trường hợp 4: Trên một số thẻ BHYT có ghi ký hiệu riêng K1, K2, K3 được ví như Passport của Singapore. Vì thẻ đó có thể mang đi khám ở bất kỳ nơi đâu bạn thích ở Việt Nam dù là tuyến nào. Nó được cấp cho một số nới có địa bàn khó khăn địa lý, như các xã vùng sâu xa, biên giới, đảo… mà việc đi lại cin chuyển tuyến là khổ sở
- Với một số bệnh lý mạn tính như Ung thư bạn có giấy chuyển tuyến đúng tuyến thì xin 1 lần sẽ được dùng hết năm Dương lịch cho bệnh đó, không phải xin lại nếu bạn vẫn có giấy hẹn khám lại.
Ví dụ: Nếu bạn bị ung thư, thẻ BHYT ở tỉnh, có số tạm tú ở quận A thuộc Sài Gòn, đi khám bệnh tại BV quận A sau đó được chuyển tuyến lên BV B, thì ở BV B đó bạn sẽ được quyền lợi như y như bạn xin chuyển tuyến từ tỉnh lên. Và sau điều trị mà BV B thấy bệnh của bạn cần theo dõi, điều trị tiếp thì họ sẽ cho giấy hẹn khám lại. Lần sau đến thì bạn không cần xin giấy chuyển tuyến mà chỉ cần mang giấy hẹn cho tất cả các lần khám đến hết năm dương lịch đó.
- Khi đi khám lại theo lịch hẹn bạn nhớ mang những giấy tờ sau:
+ Giấy chuyển tuyến bản gốc: thường thì sẽ bị BV giữ lại ngay lần đầu tiên và để đủ chứng từ thanh toán mỗi lần sau bạn phải có 1-2 tờ photo các giấy đó
+ Thẻ Bảo hiểm Y tế gốc
+ Giấy tờ tùy thân gốc
Để thuận tiện và được việc cho nhanh thì bạn nên photo sẵn các giấy chuyển tuyến, thẻ BHYT, CMND mỗi thứ mấy chục bản ( tùy xem bệnh của bạn đi khám nhiều hay ít) để khi có nhân viên hỏi là đưa liền sẽ nhanh hơn
*) Có một chú ý nhỏ là: bạn cần để ý thật kĩ trong giấy chuyển tuyến khoan vào mục “Lý do chuyển tuyến” : đủ điều kiện chuyển tuyến thì ok; mà khoan vào ô chuyển tuyến theo yêu cầu của thân nhân và bệnh nhân thì giống như là trái tuyến.
- Và bạn cũng cần chú ý đến chi tiết nữa là: Nếu họ viết chuyển tuyến để xạ trị, thì Bv tuyến trên sẽ có quyền xạ trị, có trường hợp thấy chỉ định đó là sai và bệnh nhân cần được hóa trị cơ thì có thể sẽ được hóa trị lần đó, nhưng lần sau bạn phải xin lại giấy chuyển tuyến cho đúng với phương thức điều trị
Bệnh ghi trong giấy chuyển tuyến thường tuyến dưới chuẩn đoán bệnh gì thì lên tuyến trên chỉ chữa bệnh đó và bệnh cấp thiết đi kèm.
- Ví dụ:
Chuyển tuyến lên chữa bệnh gan, nếu thấy có huyết áp tăng,viêm ruột thừa thì có thể chữa luôn vì là bệnh cấp thiết kèm theo, còn đi mổ amidal sẽ không được thanh toán.
Bài viết này nhằm đưa thông tin một cách tổng quan dễ hiểu nhất về luật chuyển tuyến cho bệnh nhân. Các bạn đọc và chia sẻ đến những người khác để mỗi khi đi khám chữa bệnh họ có cái nhìn rõ hơn về BHYT và quyền lợi của bản thân nhé
Theo nguồn : BS. Phạm Thành Luân – Bệnh viện 175, Hồ Chí Minh