Mẹo chữa nứt gót chân bằng nguyên liệu tự nhiên

14:45 - 28/04/2020

Mẹo chữa nứt gót chân bằng nguyên liệu tự nhiên

Nứt gót chân rất thường gặp trong mùa đông bởi thời tiết hanh khô, chế độ ăn uống của chúng ta thay đổi. Đây là chứng bệnh khá phổ biến, tuy không nguy hiểm nhưng gây đau đớn, mất thẩm mỹ và khó khăn trong sinh hoạt

Nguyên nhân gây nứt gót chân

Nguyên nhân gây nứt gót chân rất đa dạng, nhưng tựu chung có 3 điều kiện góp phần làm cho triệu chứng nứt gót chân tiến triển, đó là: Da khô do mất độ ẩm, áp lực quá mức lên phần gót chân trong thời gian dài và nguyên nhân từ bệnh tật.
 
 
Tuổi càng cao da chúng ta càng trở nên mỏng hơn và khô hơn. Do thời tiết mùa đông quá lạnh lại hanh khô khiến da khô và mất nước. Gót chân thường bị mất độ ẩm tự nhiên do: Không giữ ẩm cho bàn chân thường xuyên, cơ thể bị mất nước hoặc không uống đủ nước, sử dụng xà phòng có chất tẩy mạnh, nước tắm quá nóng, ngâm chân trong nước nóng quá lâu hoặc quá thường xuyên, dùng nhiệt độ cao sấy khô chân… làm lớp da bên ngoài chân dày lên và dễ khô nứt.
 
Áp lực kéo dài quá mức đối với phần gót chân phát sinh từ: đi bộ hoặc đứng lâu, đặc biệt là trên sàn cứng. Người béo phì hay mang thai làm tăng áp lực đối với lớp mỡ bình thường dưới gót chân, làm cho nó “dạt” sang hai bên, khi đó nếu da không có độ dẻo dai và linh hoạt, áp lực có thể gây ra vết nứt. Giày dép không có các miếng đệm hỗ trợ cho phần gót chân… khiến gót chân rất dễ bị nứt.
 
Người mắc một số rối loạn chuyển hoá hoặc các loại bệnh như suy giáp, bệnh vẩy nến, eczema, Viêm da Dị ứng, đặc biệt là bệnh tiểu đường, bệnh nhân đang điều trị ung thư bằng hóa trị hoặc xạ trị… gây nứt gót chân, gót cương cứng, chảy máu. Người dùng thuốc kháng histamin và thuốc lợi tiểu cũng được xem là có hiện tượng gót khô. Loại trừ nguyên nhân lão hóa do tuyến mồ hôi ở bàn chân giảm hoạt động, người trẻ nếu thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết cũng có thể khiến gót chân bị nứt nẻ.
 
Ngoài ra, các yếu tố môi trường xung quanh như tiếp xúc với nhiệt độ ngoài trời rất lạnh hoặc nóng, trong khi môi trường trong nhà quá khô cũng có thể gây nứt gót chân. Một số nguyên nhân khác là phụ nữ đi dép hở gót mỗi ngày hay không chăm sóc và duy trì vệ sinh chân đúng cách cũng tạo đà cho lớp da gót chân dày, chai, gặp khi trời hanh khô rất dễ bị nứt.
 

Tận dụng nguyên liệu sẵn có để chữa nứt gót chân

 
Chỉ bằng những nguyên liệu siêu đơn giản sau đây, tình trạng khô hạn của gót chân sẽ được cải thiện hiệu quả
 
Dầu: Làm ẩm và mềm da. Có thể dùng dầu ôliu, dầu dừa hoặc dầu thực vật khác. Đầu tiên dùng đá bọt cọ xát chân kỹ lưỡng, sau đó lau khô và mát-xa dầu vào chân. Mang vớ qua đêm. Nếu gót chân không nứt quá nghiêm trọng thì có thể bỏ qua việc cọ xát.
 
Chanh: Có tính axít nên có thể ngăn ngừa da thô sần. Thoa nước cốt chanh trực tiếp lên gót hoặc pha nước cốt chanh với nước ấm rồi ngâm chân. Sau đó, để yên khoảng 15 phút rồi dùng đá bọt cọ rửa chân với xà bông.
 
Chua-nut-got-chan-vao-mua-dong
 
Nước hoa hồng: Chứa một số chất dinh dưỡng tốt cho gót chân, đặc biệt hiệu quả khi dùng chung với glycerin giúp mềm da. Trộn đều nước hoa hồng và glycerin với lượng bằng nhau, sau đó chà hỗn hợp này vào chỗ gót chân nứt trước khi ngủ.
 
Giấm: Chứa nhiều axít nên làm mềm da, tuy nhiên không nên thoa trực tiếp vào chân, bởi vì sau đó nó sẽ làm khô da. Cho 1/4 ly giấm vào một thau nước ấm và ngâm chân dưới 10 phút. Chà xát chân khi đang ngâm trong nước giấm, sau đó rửa sạch lại bằng nước lạnh. Lau khô và thoa kem dưỡng ẩm. Không nên dùng cách này quá hai lần/tuần.
 
Mật ong: Có tính kháng khuẩn và làm ẩm da. Đổ nước ấm vào khoảng nửa thau rồi rót một ly mật ong vào. Ngâm chân trong dung dịch này khoảng 20 phút, sau đó chà xát cho sạch hết mật ong.
 
Bột gạo: Để tẩy tế bào chết ở gót chân và làm da trơn láng, hãy tự làm bột tẩy bằng cách trộn đều bột gạo với vài muỗng mật ong và vài muỗng giấm táo. Khuấy đến khi tất cả quyện thành dạng bột đặc. Ngâm chân trong nước ấm khoảng 10 phút rồi dùng hỗn hợp bột chà xát lên chân. Có thể trộn thêm một muỗng dầu ôliu hoặc dầu hạnh nhân vào hỗn hợp bột nếu gót chân nứt quá nhiều.
 
Lá neem: Có tính kháng nấm. Nghiền nát một nắm tay lá neem thành dạng bột sệt, cho thêm ba muỗng bột nghệ và thoa vào gót chân nứt. Chờ độ nửa giờ rồi rửa sạch chân bằng nước ấm.
 
Nha đam: Chứa thành phần chất nhầy cao và với rất nhiều vitamin và khoáng chất khác nhau. Nha đam nổi tiếng với khả năng chăm sóc da hoàn hảo và có tác dụng tuyệt vời cho vùng gót chân đang bị nứt nẻ của bạn. Nha đam tẩy tế bào chết, chữa lành vết rạn nứt, tăng cường tổng hợp collagen và làm mềm da.
 
Muối: Muối có tác dụng làm mềm, diệt khuẩn. Không chỉ chăm sóc da một chậu nước muối ấm còn giúp bạn thư thái và có giấc ngủ sâu. Ngâm chân, tay trong nước muối ấm giúp chị em thư giãn, tẩy tế bào da chết và dưỡng da. Chỉ cần 1/2 chậu nước sạch ấm và vài thìa muối biển hòa tan. Mỗi tối, trước khi đi ngủ, bạn hãy ngâm chân, tay vào chậu nước muối ấm giúp thư giãn và làm mềm da, tránh khỏi nguy cơ khô tróc và nứt nẻ trước giá lạnh và
Dùng chuối hoặc đu đủ: Hai loại quả chứa rất nhiều vitamin này lại là thần dược chữa nứt gót chân, nó có tác dụng giữ ẩm cho vùng gót chân của bạn. Cách làm cũng rất đơn giản. Bạn lấy một quả chuối chín, tốt nhất là vỏ đã xuất hiện những vết đồi mồi, lốm đốm hoặc một miếng đu đủ thật chín đem nghiền ra thật nhuyễn. Đắp phần đủ đủ hoặc chuối đã nghiền lên gót chân đang nứt nẻ của bạn, chờ trong 10 – 15 phút rồi rửa sạch với nước ấm. Làm như vậy hằng này, gót chân của bạn sẽ trở nên mềm mại, không bị nứt nẻ nữa.

 

Chua-nut-got-chan-vao-mua-dong

Lưu ý: Bằng những cách trị nứt gót chân như trên, hãy áp dụng đều đặn mỗi ngày để chăm sóc đôi chân tốt nhất về mùa đông. Đồng thời kết hợp với mẹo điều trị gót chân bị nứt nẻ này để hỗ trợ hiệu quả nhất: Ngâm chân bằng nước ấm hoặc với nước pha muối và tinh dầu thiên nhiên khoảng 20 phút trước khi đắp hỗn hợp trị nứt gót chân. Cách này sẽ giúp da chân của bạn trở nên mềm mại hơn và dễ dàng hấp thu dưỡng chất hơn. Vệ sinh gót chân sạch sẽ để các khuẩn có hại không có cơ hội lây lan. Đeo tất để giữ ấm cho bàn chân về mùa đông. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhiều rau củ và trái cây để hỗ trợ dưỡng da mềm mịn từ bên trong.
 

Dùng kem với hàm lượng Urea cao để chữa nứt gót chân

Sản phẩm dược sỹ gợi ý