Chỉ định:
Chống chỉ định:
Tương tác thuốc:
Tác dụng phụ:
Phản ứng tại chỗ sau khi dùng thuốc qua đường dưới da bao gồm đau hay cảm giác nhức, cảm giác nhói hay nóng tại chỗ tiêm, sưng và đỏ. Các dấu hiệu này thường ít khi kéo dài quá 15 phút và có thể làm giảm nhẹ bằng cách để dịch thuốc lên tới nhiệt độ trong phòng trước khi tiêm hay tiêm với liều lượng nhỏ hơn với dịch thuốc đặc hơn.
Các tác dụng ở đường tiêu hóa bao gồm chán ăn, buồn nôn, nôn, đau quặn bụng, chướng bụng, đầy hơi, phân lỏng, ỉa chảy và đi ngoài phân mỡ.
Dù lượng mỡ đào thải qua phân có thể tăng, hiện chưa thấy có bằng chứng về việc điều trị lâu dài với Octreotide có thể dẫn tới suy dinh dưỡng do giảm hấp thu. Trong một số ít trường hợp có thể có các triệu chứng giống tắc ruột cấp như đau nặng vùng thượng vị và nhạy cảm đau khi ấn, chướng và nề bụng. Có thể làm giảm các tác dụng phụ nhờ tránh ăn ở quanh thời điểm dùng thuốc, tiêm thuốc ở khoảng giữa các bữa ăn hay khi đi ngủ.
Điều trị lâu dài Octreotide có thể tạo nên sỏi mật (xem Thận trọng lúc dùng).
Do tác dụng kiềm chế sự giải phóng hormone tăng trưởng, glucagon và insulin, Octreotide có thể làm ảnh hưởng đến sự điều hòa glucose. Dung nạp glucose sau khi ăn có thể bị ảnh hưởng và dẫn tới làm tăng đường huyết thường xuyên ở một vài bệnh nhân dùng thuốc trong thời gian dài.
Hạ đường huyết cũng được ghi nhận.
Hiếm gặp rụng tóc ở bệnh nhân điều trị với Octreotide.
Viêm tụy cấp được ghi nhận ở một vài trường hợp, thường thấy xuất hiện trong vòng vài giờ hay vài ngày đầu điều trị Octreotide và hết dần sau khi ngừng thuốc. Viêm tụy cấp cũng có thể gặp ở những bệnh nhân điều trị Octreotide lâu dài có phát triển sỏi mật.
Trường hợp cá biệt, ghi nhận có rối loạn chức năng gan khi dùng Octreotide. Các biểu hiện này bao gồm :
- Viêm gan cấp không kèm theo ứ mật và chỉ số transaminase sẽ trở về bình thường khi ngừng thuốc.
- Tăng bilirubin huyết chậm kèm với sự tăng alkaline phosphatase, γ-glutamyl transferase và ở mức độ thấp hơn, transaminase.
Chú ý đề phòng:
Sự hình thành sỏi mật được ghi nhận từ 10-20% bệnh nhân dùng Octreotide trong thời gian dài. Kiểm tra siêu âm túi mật trước và trong quá trình điều trị Octreotide mỗi 6-12 tháng là cần thiết.
Ở một vài bệnh nhân có khối u thuộc hệ nội tiết dạ dày - ruột-tụy điều trị Octreotide có gặp trường hợp bộc phát không kiềm chế được các triệu chứng với biểu hiện tái phát các triệu chứng nặng.
Ở những bệnh nhân u đảo tụy, Octreotide có thể làm tăng tình trạng hạ đường huyết và kéo dài do có tác dụng ức chế bài tiết hormone tăng trưởng và glucagon tương đối mạnh hơn là insulin. Những bệnh nhân này cần được theo dõi chặt chẽ khi bắt đầu điều trị với Octreotide và mỗi khi thay đổi liều dùng. Những biến đổi về nồng độ glucose trong máu có thể được hạn chế bằng việc dùng những liều nhỏ và thường xuyên hơn. Đối với những bệnh nhân đái đường phụ thuộc insulin, có thể cần điều chỉnh lượng insulin điều trị khi dùng kết hợp với Octreotide.
Ở bệnh nhân xơ gan trong trường hợp xuất huyết làm tăng nguy cơ đái đường phụ thuộc insulin hoặc các thay đổi về nhu cầu dùng insulin ở những người đã mắc bệnh đái đường từ trước, việc theo dõi chặt chẽ nồng độ glucose trong máu là cần thiết.
Lúc có thai và lúc nuôi con bú
Các nghiên cứu về sinh sản trên động vật không cho thấy có nguy cơ nào về tổn thương bào thai nhưng hiện chưa có kinh nghiệm về sử dụng Octreotide ở phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Những bệnh nhân này vì vậy chỉ được dùng thuốc nếu thật cần thiết.
Để biết thêm chi tiết về liều dùng, cách dùng, tác dụng phụ, chống chỉ định vui lòng liên hệ theo số điện thoại Hotline 0988 443 866
- Qua mua hàng trực tiếp tại địa chỉ:
*Hà Nội: Nhà Thuốc Chính An, Số 2 Khu Khảo Sát Điện, Cầu Bươu, Hà Đông (Đối diện Viện K- Tân Triều)
- Số điện thoại: 033 5973 866 / 0988 443 866
Thông tin sản phẩm:
Tên sản phẩm: Thuốc Sandostatin 0,1 mg/ml
Xuất xứ: Thụy Sĩ
Hãng sản xuất: Novartis Pharma Stein AG
Quy cách đóng gói: Hộp 5 ống x 1ml
Giá của Thuốc Sandostatin 0,1 mg/ml : Gọi: 033 5973 866
Vận chuyển toàn quốc, thanh toán khi nhận hàng