Giảm đau trong điều trị ung thư vú
12:45 - 01/04/2020
Một số phương pháp điều trị ung thư vú có thể gây đau ngay khi bạn đang điều trị hoặc sau điều trị. Mỗi bệnh nhân có thể bị đau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể.
Một số phương pháp điều trị ung thư vú có thể gây đau ngay khi bạn đang điều trị hoặc sau điều trị. Mỗi bệnh nhân có thể bị đau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, ví dụ như các khớp xương hoặc ở vết sẹo mổ hoặc vai. Hầu hết các bệnh nhân có thể chấp nhận được nhưng đối với một số khác nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của họ.
Đau sau phẫu thuật vú hoặc phẫu thuật tái tạo vú
Có nhiều khả năng bạn sẽ thấy đau hoặc cảm giác không dễ chịu sau phẫu thuật nhưng trải nghiệm của mỗi người một khác. Sau phẫu thuật vú, bạn có thể cảm thấy đau ở khu vực xung quanh các vị trí phẫu thuật và cánh tay có thể có cảm giác cứng trong vài tuần, hoặc lâu hơn nếu bạn tái tạo vú, nhưng hiện tượng này sẽ cải thiện dần theo thời gian.
Đau dây thần kinh
- Nhiều người trải qua đau, sưng và cảm giác như bỏng do tổn thương tạm thời tới dây thần kinh ở hố nách và khu vực sẹo mổ. Hiện tượng này sẽ ổn định trong một vài tuần hoặc vài tháng sau phẫu thuật. Tuy nhiên đối với môt số ít người thì vẫn tiếp tục đau.
- Một số người có cơn đau ảo (đau cảm thấy như nó đi ra từ vú thậm chí khi vú đã được cắt bỏ). Tất cả các hiện tượng này là do tổn thương các dây thần kinh.
- Nếu cơn đau khéo dài và quá sức chịu đựng bạn hãy thông báo cho bác sĩ biết để có hướng khác phục hiệu quả nhất.
Đau khớp
- Nếu bạn đang dùng liệu pháp nội tiết, đặc biệt các chất ức chế aromatase (thuốc nội tiết bậc 2) như exemestane, anastrozole hay letrozole làm bạn có thể bị đau hoặc tê cứng ở các khớp. Hiện tượng đau thường là nhẹ và có thể giảm đau bằng tập luyện nhẹ nhàng và làm cơ khỏe và/hoặc sử dụng các thuốc kháng viêm.
- Trong một số trường hợp, đau có thể nặng và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày và cả trong giấc ngủ. Nếu bạn bị đau như vậy, bạn phải liên hệ với bác sỹ để trao đổi về sự đau đớn bạn trải qua, lựa chọn các giải pháp giảm đau hoặc kể cả khả năng thay đổi liệu pháp nội tiết khác. Điều quan trọng là bạn không được ngừng điều trị thuốc nội tiết khi chưa thảo luận với bác sĩ.
Làm gì để giảm đau?
Mức độ đau của bạn ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bạn như thế nào sẽ xác định phương pháp điều trị để giảm đau cho bạn. Nếu cơn đau làm cản trở công việc hàng ngày và ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, nó có thể chính là nguồn gây thêm lo lắng đúng vào lúc bạn đang hy vọng sẽ có tiến triển trong quá trình phục hồi. Một số cách sau giúp bạn giảm đau hiệu quả hoặc ít nhất cho bạn cảm giác dễ chụi hơn:
- Bạn có thể thấy sẽ bớt đau khi sử dụng các loại thuốc chống viêm (dạng viên hoặc bôi lên da). Các thuốc khác cũng có thể được kê đơn như thuốc chống trầm cảm liều thấp hoặc thuốc thường được dùng để điều trị những người mắc động kinh. Các thuốc này có hiệu quả với một số dạng đau nhất định. Hiện có các loại thuốc giảm đau với nhiều hàm lượng khác nhau và bạn được kê đơn loại nào phụ thuộc vào nhu cầu của bạn.
- Đối với một số người có thể áp dụng các bài tập tay và vai để giúp giảm đau, hoặc với một số người khác thì tắm nước ấm cũng có thể làm giảm đau.
- Một khóa vật lý trị liệu cũng có thể giúp bạn cử động cánh tay và vai được dễ dàng.
- Nếu bạn gặp hiện tượng đau xung quanh vai, nách hoặc vết mổ mà không cải thiện hoặc giảm đau theo thời gian thì cần phải trao đổi với bác sĩ.
Sử dụng Kem giảm đau khớp Ultra pro Joint & Muscle
Cảm giác mệt mỏi tột độ
Mệt mỏi tột độ khác với mệt mỏi thông thường và cực kỳ mệt và không dự đoán được. Thường thì không cải thiện được tình trạng mệt mỏi tột độ sau khi có giấc ngủ đêm tốt. Hầu hết mọi người đều trải qua mệt mỏi tột độ tại thời điểm bất kỳ trong hoặc sau khi điều trị và có thể kéo dài vài tuần hoặc thậm chí vài tháng.
- Mệt mỏi tột độ có thể làm cho bạn cảm thấy nản trí để duy trì điều trị hoặc làm cho bạn cảm thấy chán nản trong việc ăn uống và hấp thụ dinh dưỡng kém, đây là cảm giác tiêu cực ở bệnh nhân không tránh khỏi trong điều trị ung thư vú.
Mệt mỏi tột độ khác với mệt mỏi bình thường như thế nào?
Những người bị mệt mỏi tột độ không có chút năng lượng nào và cảm thấy khó khăn để làm các công việc đơn giản hàng ngày. Vì lý do này, nó có thể ảnh hưởng đến tính độc lập và chất lượng cuộc sống. Mỗi người đều trải qua sự mệt mỏi ung thư khác nhau. Biết rõ giới hạn hiện tại của bạn và không mong đợi quá nhiều vào bản thân có thể giúp đương đầu tốt hơn.
Tại sao mệt mỏi tột độ lại xảy ra?
Hầu hết các phương pháp điều trị sử dụng cho ung thư vú đều có thể gây ra mệt mỏi.
- Phẫu thuật – nhiều người phải trải qua cảm giác mệt mỏi tạm thời sau phẫu thuật. Điều này có thể là do cơ thể bạn bị căng thẳng và cần có thời gian để tự phục hồi. Một số người bị mệt mỏi nhiều hơn và kéo dài hơn. Đôi khi nhiều người sẽ không kịp phục hồi để bước tiếp vào các cuộc điều trị tiếp theo.
- Hóa trị có thể làm cho các chế độ ăn uống thay đổi, giảm sức đề kháng đối với nhiễm trùng và bệnh thiếu máu (sụt giảm lớn một lượng số tế bào hồng cầu trong cơ thể), mà chính nó sẽ là nguyên nhân gây ra và làm trầm trọng thêm tình trạng mệt mỏi tột độ.
- Xạ trị – thời gian xạ trị thường vào sáng sớm hoặc buổi đêm muộn, hay bạn phải di chuyển đi xa để đến được bệnh viện có thể xạ trị sẽ làm cho bạn ngày càng cảm thấy mệt mỏi, hay tia xa ảnh hưởng đến một số vùng lân cận trên cơ thể bạn như loét da, bong trợt hay loét niêm mạc, bỏng cháy da. Thông thường sự mệt mỏi này bắt đầu và nặng hơn sau khi kết thúc quá trình xạ trị.
- Phương pháp điều trị nội tiết có thể làm thay đổi quá trình trao đổi chất của cơ thể (sự cân bằng hóa của cơ thể) và điều này có thể dẫn đến một số tác dụng phụ bao gồm cả mệt mỏi tột độ.
- Các trạng thái cảm xúc của bạn trong suốt quá trình chẩn đoán và điều trị bao gồm lo âu, ngủ kém và trầm cảm, có thể tất cả những điều này tạo ra sự mệt mỏi tột độ.
- Các tác dụng phụ của các loại thuốc khác sử dụng trong điều trị của bạn chẳng hạn như thuốc gây mê, giảm đau, thuốc chống mệt mỏi, thuốc ngủ và thuốc chống trầm cảm cũng có thể làm cho bạn cảm thấy rất mệt mỏi.
Tôi có thể làm gì để quản lý mệt mỏi?
Khi có thể, cố gắng nghỉ ngơi và không nên làm việc quá sức ảnh hưởng đến tinh thần và thể lực của bản thân.
Bạn có thể tìm thấy những lời khuyên hữu ích sau đây:
- Hãy cho bác sĩ hoặc người chăm sóc của bạn biết cảm giác của bạn bởi vì đôi khi nguyên nhân của mệt mỏi tột độ có thể điều trị được.
+ Ví dụ, nếu thiếu máu bác sỹ sẽ kê đơn bổ sung sắt. Sản phẩm Floradix giúp bổ sung sắt, giảm mệt mỏi, ngủ sâu giấc.
- Hãy đảm bảo bạn có nhiều thời gian nghỉ ngơi một cách khoa học trong các hoạt động hàng ngày, trong phân bố giấc ngủ ngày nên ít hơn 1 tiếng so với giấc ngủ đêm.
+ Giấc ngủ đêm là giấc ngủ quan trọng nhất đó là khoảng thời gian giúp bạn phục hồi các cơ quan và chức năng của bộ phận bị đau, giúp bạn thư giãn và phục hồi. Nếu bạn khó đi vào giấc ngủ, hoặc ngủ chập chờn không sâu giấc, mất ngủ nên dùng thuốc hỗ trợ giấc ngủ dạng thảo dược không gây nghiện
+ Hoặc dùng dầu bôi thảo dược giúp dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc, an thần, giảm strees
- Tập trung vào một số hoạt động hàng ngày như tập thể dục nhẹ, đi bộ.
- Đặt ưu tiên cho hoạt động trong ngày sao cho mong đợi của bạn trở nên thực tế.
- Sử dụng các kỹ thuật thư giãn để giảm căng thẳng. Sử dụng dầu massage Magnesium
- Uống nhiều nước hoặc chất lỏng như nước hoa quả, sinh tố... vì mất nước có thể khiến cho bạn mệt mỏi.
- Tận dụng tối đa khoảng thời gian bạn thấy thèm ăn, lựa chọn thực phẩm lành mạnh, có năng lượng cao như pasta từ ngũ cốc nguyên hạt.
- Chuẩn bị và lập kế hoạch cho các hoạt động đòi hỏi rất nhiều năng lượng bằng cách nghỉ ngơi trước.
- Chấp nhận đề nghị giúp đỡ từ người khác nếu có thể.