Chăm sóc vết loét tì đè ở người già - hiệu quả sau 5 ngày

11:39 - 04/07/2020

Chăm sóc vết loét tì đè ở người già - hiệu quả sau 5 ngày

Loét tì đè là tình trạng phổ biến ở người già nằm liệt. Vết loét nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời dễ lan rộng, tiến triển nặng. Điều này để lại nhiều hậu quả với sức khỏe bệnh nhân và gây khó khăn cho người chăm sóc. Hiểu và thực hành chăm sóc vết loét tì đè ở người già nằm liệt đúng cách sẽ giúp loét mau lành trong thời gian ngắn.

1. Loét tì đè gặp ở 90% người già nằm liệt 

cach chua vet loet da2 - Chăm sóc vết loét tì đè ở người già nằm liệt hiệu quả sau 5 ngày

Loét tì đè thường gặp ở người già nằm liệt

Ở những bệnh nhân có hạn chế vận động như người cao tuổi nằm liệt sau tai biến, những người liệt vận động … lực đè ép này diễn ra nhiều ngày khiến cho một số vùng da bị tổn thương. Vết loét tì đè thường tiến triển từ từ và lan rất nhanh khi không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách. Các yếu tố tuổi cao, có mắc các bệnh lý nền như tim mạch, tiểu đường là những yếu tố thúc đẩy vết loét tiến triển nhanh hơn và khó lành hơn. 

Với người già nằm liệt, tỷ lệ bị loét tỳ đè có thể lên tới 90% và nguy cơ hoại tử lên đến 60% nếu không được chăm sóc đúng cách. 

Những nguyên nhân gây ra những vết loét tì đè ở người già nằm liệt

  • Áp lực lên da – lực tì đè: Người già nằm liệt rất hạn chế về mặt vận động. Nhiều trường hợp mất hoàn toàn khả năng vận động. Khi nằm yên một chỗ trong thời gian dài, lớp mô, da giao giữa đầu xương và bề mặt nằm, ngồi phải chịu áp lực cao hơn gây loét tỳ đè.
  • Cọ xát gây loét ở người liệt: Là sự tác động trượt cọ xát lên nhau giữa hai bề mặt. Một là da và một là bề mặt cứng bên ngoài. Điều này khiến da bị bào mòn gây ra những vết thương nông trên bề mặt da.
  • Dinh dưỡng kém: Việc này khiến cơ thể gầy mòn suy kiệt, các mô cũng vì thế mà yếu hơn, khả năng loét cao hơn.
  • Hệ thống tuần hoàn ngoại vi bị hư hỏng: Các vi mạch máu là công cụ dẫn máu, dinh dưỡng tới nuôi các mô. Ở bệnh nhân cao tuổi, mắc bệnh nền như tiểu đường các vi mạch máu này trở nên yếu, khả năng cung cấp dưỡng chất kém đi nhiều dẫn đến thiếu máu nuôi mô, da. Điều này càng thúc đẩy vết loét khó lành hơn và dễ dẫn đến hoại tử hơn.
  • Sự ẩm ướt của da: Da ẩm ướt trong thời gian dài có thể gây tổn thương lớp biểu bì của da, hình thành loét. Sự ẩm ướt này là do mồ hôi ra nhiều, đại tiểu tiện không tự chủ, vết thương chảy nước…. Đặc biệt sự ẩm ướt này cũng tạo điều kiện cho các vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, nấm phát triển khiến vết loét nặng thêm.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng là yếu tố nguy cơ lớn nhất với vết loét da ở bệnh nhân nằm liệt. Mầm bệnh bao gồm vi khuẩn, nấm, bào tử tấn công khiến vết loét sưng, chảy mủ, đau rát và lan ra nhanh chóng. Vết loét bị nhiễm trùng nếu không được điều trị đúng sẽ trầm trọng hơn và thậm trí có thể trở thành bội nhiễm sang các cơ quan khác hoặc toàn thân. Nhiễm trùng cũng là yếu tố khiến vết loét thường có mùi hôi, khó chịu ảnh hưởng tới cả bệnh nhân và những người chăm sóc.

2. Vị trí và dấu hiệu vết loét ở bệnh nhân liệt giường

Những vị trí thường xuyên bị chèn ép, cọ xát như: vùng đầu xương tiếp xúc với bề mặt nằm, ngồi như gót chân, khuỷu tay, hông và dọc xương sống, đặc biệt vùng xương cùng cụt là vị trí hay bị loét nhất và vết loét tiến triển nhanh nhất.

Loét tì đè thường tổn thương các mô từ bên trong, bắt đầu từ các tổ chức mô hay mạch máu gần xương nhất rồi phá hủy dần ra phía bên ngoài. Do đó, bệnh nhân loét tì đè ở giai đoạn đầu (Giai đoạn 1) có thể chưa xuất hiện các tổn thương hở trên da nhưng có thể vết loét đã âm thầm xuất hiện bên trong. Khi loét tì đè trở nên nghiêm trọng hơn, có thể xuất hiện các triệu chứng:

    • Tổn thương hở hoặc mụn rộp – Loét tì đè giai đoạn 2
    • Các tổn thương lan tới các lớp da sâu hơn – Loét tì đè giai đoạn 3
    • Các tổn thương rất sâu, lan tới các lớp cơ, xương – Loét tì đè giai đoạn 4.

3. Chăm sóc vết loét tì đè ở người già nằm liệt đúng cách 

3.1.  Các biện pháp chăm sóc chung

  • Giảm áp lực cho vùng da bị tì đè.

Nên chọn đệm mềm hoặc các loại đệm hơi, không nằm giường cứng. Nên có vải mềm, lót trên đệm để giảm ma sát.

Lật người, thay đổi tư thế nằm thường xuyên, khoảng 1-2 giờ/lần. 

  • Tăng cường lưu thông máu.

Người chăm sóc nên thường xuyên mát xa, xoa bóp cho người bệnh. Khi xoa bóp cần chú ý nhẹ nhàng, chậm rãi để không làm tổn thương da.

  • Dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng

Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ protein, vitamin và khoáng chất cần thiết là chìa khóa giúp hồi phục sức khỏe cho người bệnh. 

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ

Việc giữ vệ sinh sạch sẽ không chỉ giới hạn ở vệ sinh vết loét mà còn bao gồm cả vệ sinh toàn bộ cơ thể. Vệ sinh tổng thể cần chú ý lau khô mồ hôi cho người bệnh. Nên lau rửa người và thay quần áo thường xuyên. Giữ phòng ở thông thoáng, khô ráo, tránh ẩm mốc.  Vệ sinh ga giường, đệm nằm thường xuyên. 

Một trong những mối nguy cơ lớn nhất khiến vết loét khó lành, chảy dịch, mùi hôi là do nhiễm khuẩn. Những ổ loét được hình thành chính là con đường vi khuẩn, nấm xâm nhập vào cơ thể và khiến vết loét trầm trọng hơn. Cần phải lựa chọn dung dịch kháng khuẩn chuyên dụng, có khả năng dùng cho vết thương hở vết loét, tiêu diệt toàn bộ mầm bệnh mà không làm tổn thương các mô lành. Người bệnh không nên sử dụng các dung dịch chứa cồn, oxy già để vệ sinh vết loét do các dung dịch này có thể gây đau, xót và phá hủy mô lành khiến vết thương chậm lành hơn.

Sản phẩm dược sỹ gợi ý