Cách xử lý lỗ hậu môn nhân tạo bị loét vùng da xung quanh

14:53 - 01/04/2020

Cách xử lý lỗ hậu môn nhân tạo bị loét vùng da xung quanh

Vùng da xung quanh hậu môn nhân tạo có hiện tượng đỏ và kích ứng (ngứa, rát, khó chịu) là biến chứng thường gặp nhất ở người mang hậu môn nhân tạo. Tình trạng này đặc biệt phổ biến trong giai đoạn mới sau phẫu thuật...

CÁCH XỬ LÝ LỖ HẬU MÔN NHÂN TẠO BỊ LOÉT VÙNG DA XUNG QUANH CHO BỆNH NHÂN MỞ HẬU MÔN NHÂN TẠO

1.Vệ sinh sạch xung quanh vùng da của lỗ hậu môn nhân tạo

  • Có thể rửa bằng nước thường hoặc nếu bị kích ứng hay viêm nhẹ dùng nước muối sinh lý 0,9%. Trường hợp nếu loét có nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ dùng cồn Betadin để sát khuẩn (nếu không thì không cần thiết dùng cồn Betadin).

*)Lưu ý có thể dùng NƯỚC LÁ CHÈ XANH ĐẶC rửa vệ sinh HMNT sẽ rất tốt (trường hợp không có nước lá chè xanh có thể thay thế bằng nước lá trầu không, là bàng, hoặc bồ kết)

2. Lau khô bơm bột vào vùng da xung quanh, đặc biệt vùng bị kích ứng.

  •  Lau khô bơm bột vào vùng da xung quanh, đặc biệt vùng bị kích ứng. Để 3-5 phút rồi phủi sạch đi. Bột chống kích ứng có tác dụng chống kích ứng, điều trị loét, làm khô vùng da xung quanh HMNT thuận lợi cho việc dán đế. Phải đảm bảo lấy hết bột ra, nếu còn nhiều bột dán đế sẽ ko dính - có thể dùng nhíp gắp sạch bột:

      -  Phương án 1: Bôi keo chống rò rỉ, bôi vào phần chân xung quanh của đế HMNT hoặc lỗ HMNT lồi lõm thì bôi vào vị trí sát chân HMNT vị trí có nguy cơ rò rỉ dịch, vị trí có que hay ống cố định HMNT.

     *)Lưu ý đặc biệt cắt đế HMNT phải vừa vặn với lỗ HMNT, tuyệt đối không cắt to hơn.

      - Phương án 2: Áp dụng khi chỉ bị loét vùng sát chân HMNT, lấy vòng chống loét nắn vòng khít với bờ của lỗ HMNT, sau đó dán túi nên. Dù là phương án 1 hay 2 thì đều phải đảm bảo rằng dịch và phân sẽ ko bị rò rỉ ra vùng da xung quanh của bệnh nhân.

Phương án 3: Dùng khi vùng loét quanh chân HMNT rộng, dùng miếng dán hydrocolloid loại dày cắt lỗ HMNT vừa vặn (phải đo cẩn thận đúng kích thước lỗ HMNT), lấy keo chống rò rỉ bôi 1 vòng phía trong của miếng hydrocolloid, sau đó mới dán túi đế chồng lên trên miếng dán hydrocoloid. Trường hợp này khuyến cáo bệnh nhân nên dùng túi HMNT 2 mảnh có dây đai cố định để hỗ trợ kéo dài thời gian thay túi - duy trì đc khoảng 3 ngày là tốt nhất:

Loét nhẹ dùng miếng dán Hydrocolloid mỏng (kích thước khoảng 10x10cm với người lớn và 5x5cm đối với trẻ sơ sinh)


Loét nhẹ dùng miếng dán Hydrocolloid dày (nếu đánh giá vết thương sạch dùng băng hydrocolloid thường, trường hợp nếu đánh giá vết thương có nguy cơ nhiễm khuẩn dùng băng dán hydrocolloid có ion bạc)

*)Những lưu ý khi dán túi Hậu môn nhân tạo:

Tham khảo phụ kiện chăm sóc Hậu môn nhân tạo:

http://chinhan.net/thuoc-mua-theo-nhu-cau/phu-kien-tui-hau-mon-dai-trang

Sản phẩm dược sỹ gợi ý

1. Phải phủi sạch hoặc lau sạch bột trước khi dán túi
2. Khuyến cáo bắt buộc phải sử dụng túi hậu môn nhân tạo loại trong quan sát được diễn tiến
3. Làm ấm đế trước khi dán, hoặc lấy tay đặt lên túi để truyền nhiệt vào đế túi của bệnh nhân tăng khả năng bám dính tối ưu
4. Nêu dùng thêm dây đai cố định hậu môn nhân tạo để giúp cố định tốt hơn.

5. Trường hợp bệnh nhân bị thoát vị thành bụng phải dùng dây đai thoát vị thành bụng chuyên dụng. 

6. Trường hợp lỗ hậu môn nhân tạo bị lõm phải dùng đế Hậu môn nhân tạo loại ĐẾ LỒI (1 mảnh hoặc 2 mảnh) kết hợp với dây dai cố định.


Hy vọng những thông tin này của chúng tôi có thể hỗ trợ cho các bạn phần nào trong việc chăm sóc cho người nhà bạn có mang Hậu môn nhân tạo được tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân và người nhà.

Thạc sỹ Chính An